Bạn có biết dầu tràm chiết xuất từ cây gì không?
Tràm gió là loại tinh dầu rất khổ biến và nhiều công dụng, nhưng không phải ai cũng biết dầu tràm làm từ cây gì? Cùng Nature Sense tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ của dầu tràm.
Tên tiếng Anh: Cajeput
Tên tiếng Việt: Cây tràm gió
Tên khoa học: Melaleuca Cajeputi
1. Thông tin về cây tràm gió
Dầu tràm được chiết xuất từ cây tràm gió (tên khoa học là Melaleuca Cajuputi) bằng phương pháp chưng cất tinh dầu. Dầu tràm có mùi thơm dịu, dễ chịu, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và an toàn với trẻ sơ sinh, bà bầu.
Cây tràm gió là loài cây bụi mọc phổ biến trong phạm vi hệ sinh thái đa dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là khu vực Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Việt Nam là một trong hai nước có diện tích tràm lớn nhất Thế Giới, được trồng nhiều tại các tỉnh miền trung Huế, Quảng Trị,…
- Đặc điểm hình thái:
Cây gỗ nhỏ, trung bình cao đến 7m, vỏ có nhiều mảng mỏng trắng xốp, nhánh nhỏ hơi rủ xuống. Lá có phiến thon dạng lá tre hoặc dạng lá rộng, dài 7-8cm. Ở ngọn cây có hoa 3-7cm, phía cuối tiếp tục mọc lá, đài và tràng nhỏ, nhụy nhiều, trắng, dài 10-12mm. Có quả nang nhỏ không cuống, hình trụ, có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa rất nhiều hạt và mày, hạt phát tán bằng cách chẻ ô. Hạt Tràm rất nhỏ, không có nội nhũ. Hạt non màu trắng sữa khi chín chuyển màu cánh gián hoặc xám nâu.
- Đặc điểm sinh thái:
Cây tràm mọc tự nhiên ở vùng ven biển, cận ven biển nhiệt đới bang Queensland, vùng Tây và Bắc nước Úc và mở rộng vào nội địa đến 350km dọc theo các sông chính. Ngoài ra tràm gió còn phân bố đến Papua New Guinea và Đông Inđônêxia. Tràm gió thích hợp nơi có khí hậu nóng ẩm, ấm.
- Công dụng của cây tràm gió:
Gỗ cây tràm gió được dùng làm cột, sàn nhà, hàng rào,… Vỏ cây thì dùng làm nguyên liệu để lợp, tráng kín thuyền,… Lá tràm gió có vị cay, tính ấm nóng và có mùi hương đặc trưng dễ chịu. Với những đặc tính vừa rồi thì lá cây tràm gió giúp ra mồ hôi, giải cảm và giảm đau, có thể lấy nước để sát khuẩn vết thương,…
2. Phương pháp chiết xuất tinh dầu tràm gió
Nguyên tắc chưng cất: Hơi nước sẽ thấm qua màng tế bào của nguyên liệu chứa tinh dầu, phá vỡ bộ phận này rồi đẩy tinh dầu (hợp chất không tan lẫn trong nước, dễ bay hơi) ra khỏi nguyên liệu.
Cây tràm gió được trồng nhiều ở Việt Nam, nổi tiếng nhất là các khu vực Huế, Quảng Trị, Bình Thuận,..
3. Thành phần chính có trong dầu tràm
Phân tích thành phần hóa học của dầu tràm:
- 1,8-Cineol 45 – 60,2 %;
- Alpha-Terpineol 5,9 – 12,5 %;
- Limonene 4,5 – 8,9 %;
- Beta-caryophyllene 3,8 – 7,6%,…
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa tinh dầu tràm gió và tinh dầu tràm trà bởi nó được gọi chung là dầu tràm. Tuy nhiên hai loại tinh dầu này được chiết xuất từ hai loài cây khác nhau.
Tìm hiểu thêm về cách phân biệt cây tràm gió và tràm trà để sử dụng một cách hiệu quả nhất.
4. Công dụng của tinh dầu tràm
- Dầu tràm làm từ cây tràm gió có giá trị kinh tế cao.
- Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh về hô hấp: Nhỏ vài giọt dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa đều hai bàn tay sau đó xoa bóp chân tay để làm ấm cơ thể cho người lớn tuổi, trẻ em, người lớn,… Giảm các triệu chứng sổ mũi, giảm ho,…
- Đuổi muỗi và côn trùng nhỏ: Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào máy khuếch tán hoặc đèn xông để hương dầu tràm lan tỏa giúp xua đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả.
- Trị mụn: Đối với những trường hợp mụn nhọt, mụn trứng cá,… bạn có thể dùng tăm bông tẩm tinh dầu tràm chấm lên nốt mụn để giúp giảm sưng đau và sát khuẩn.
- Giảm đau nhức cơ: Nếu đau nhức cơ khiến bạn khó chịu thì dầu tràm chính là một phương thức giảm đau hiệu quả đấy. Hãy pha vài giọt tinh dầu tràm với dầu nền (dầu oliu, dầu dừa,…) theo tỉ lệ 1:30 và massage nhẹ nhàng lên cùng bị đau, kiên trì vài lần sẽ có kết quả đáng kể.
- …
Ngoài ra, dầu tràm còn nhiều công dụng khác được sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Tham khảo thêm về tinh dầu tram gió TẠI ĐÂY nhé !